Giếng trời cho nhà diện tích nhỏ là giải pháp khắc phục hiệu quả cho vấn đề thiếu ánh sáng, gió trời của những căn nhà phố, nhà ống hiện đại. Vậy thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ như thế nào để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và có phong thủy thu hút tài lộc? Hãy cùng 1991 Architects tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Nội dung
Vì sao cần thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ?
Với những ngôi nhà phố không có mặt thoáng thì thiết kế giếng trời được xem là giải pháp hàng đầu giúp không gian sống trở nên thông thoáng hơn.
- Lấy gió tự nhiên: Ánh sáng mặt trời được chiếu từ đỉnh mái xuống thân giếng và chia đều khắp không gian nội thất. Từ đó mang đến nguồn không khí tươi mới cho những ngôi nhà ống, nhà phố.
- Thông gió hiệu quả: Kết hợp cùng cửa chính, cửa phụ và cửa sổ, giếng trời giúp quá trình lưu thông không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà diễn ra liên tục. Mang đến nguồn không khí trong lành, thoáng mát và tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Đảm bảo yếu tố phong thủy: Giếng trời còn ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn của các thành viên trong nhà vì nó giữ vai trò trao đổi dòng năng lượng ở bên ngoài – bên trong ngôi nhà. Nếu thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ đúng cách và đặt ở vị trí phù hợp, nó sẽ giúp cân bằng về trường khí nội thất, mang lại tài lộc, phúc khí cho cả gia đình.
- Tiết kiệm chi phí điện năng: Nhờ khả năng lấy sáng tự nhiên và thông gió hiệu quả mà giếng trời giúp gia chủ tiết kiệm được một khoản chi phí năng lượng điện tiêu thụ cho việc thắp sáng và làm mát.
- Thẩm mỹ cao: Dù được thiết kế ở vị trí nào thì giếng trời luôn là điểm nhấn kiến trúc ấn tượng, giúp không gian sống trong nhà trở nên ấn tượng hơn.
Giếng trời giúp thông gió, lấy sáng, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ và phong thủy cho ngôi nhà
Đặt giếng trời ở vị trí nào để đảm bảo phong thủy, tối ưu diện tích?
Theo phong thủy, vị trí của giếng trời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, bạn cần xem xét bố cục phong thủy kỹ lưỡng trước khi tiến hành thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ.
Một giếng trời hợp phong thủy phải được đặt ở cung tốt, chẳng hạn như cung Tài Lộc hoặc cung Thiên Mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên người ta kiêng không đặt ở hướng Bắc ngôi nhà.
Giếng trời đặt ở giữa nhà
Đặt giếng trời ở giữa nhà (trung cung) là cách để khai thác tối đa hiệu quả phân bố ánh sáng và tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, giúp cân bằng các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thổ bình – Thủy giáng hoặc Kim ẩn – Mộc chuyển – Thổ trung dung.
Nếu bạn muốn tiết kiệm diện tích thì có thể đặt kết hợp ô trống giữa hoặc các cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa). Cách bố trí này không chỉ giúp không khí luân chuyển tốt và còn tạo điểm nhấn đầy thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Một giếng trời được đặt ở những cung tốt để đảm bảo phong thủy
Giếng trời đặt ở cuối nhà
Với đặc thù của những mẫu nhà phố hiện đại, thiết kế giếng trời ở cuối nhà có thể giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng hơn. Khi thiết kế giếng trời ở vị trí này cần chú ý một số yếu tố như sau:
- Tạo điểm nhấn ở những bức tường trơn để tăng thêm phần ấn tượng cho không gian.
- Sử dụng tiểu cảnh một cách hợp lý để vừa phân bố không gian hợp lý, vừa đón nắng và gió khoa học.
- Phía cuối nhà phố thường gắn với không gian sinh hoạt của cả gia đình nên không treo đèn, chậu cây vì có thể gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Cách thiết kế giếng trời cho nhà diện tích hẹp sao cho khoa học, đẹp mắt
Việc thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ cần dựa trên kiến trúc hình thành giếng, từ đó đưa ra những ý tưởng thiết kế sao cho khoa học nhất và phù hợp nhất.
Thiết kế đỉnh giếng
Đỉnh giếng nằm ở vị trí cao nhất của ngôi nhà, thường được cấu tạo từ bê tông hoặc mái sắt cùng với mái che bằng kính, thiết kế dạng kín hoặc mở. Vị trí này giữ vai trò đón sáng và thông gió vào nhà. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu và thiết kế ở đỉnh giếng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ dẫn truyền ánh sáng và thông khí qua thân giếng cũng như đáy giếng.
Mái giếng trời được làm từ sắt cắt CNC với họa tiết đẹp mắt, tinh tế
Thiết kế thân giếng
Thân giếng là khoảng không nối giữa đáy giếng với đỉnh giếng, kéo thẳng từ tầng thấp nhất tới tầng cao nhất của ngôi nhà. Chức năng chính của phần này là chiếu sáng cho các tầng bên trên như phòng ngủ, phòng tắm hoặc phòng vệ sinh. Nhờ đó, ánh sáng và không khí tự nhiên có thể lưu thông đồng đều khắp ngôi nhà.
Ở khu vực này, gia chủ có thể ốp đá trang trí, treo cây xanh kết hợp chiếu sáng theo sở thích của bản thân.
Thiết kế đáy giếng
Đáy giếng trời thường nằm ở tầng trệt của nhà phố và được trang trí cầu kỳ nhất. Thông thường, gia chủ sẽ thiết kế tiểu cảnh, hòn non bộ, bể cá, vườn cây leo để giúp không gian trong nhà trở nên xanh mát và thoáng đãng hơn.
Một số mẫu thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ
Cùng 1991 Architects tham khảo những mẫu thiết kế giếng trời cho nhà phố diện tích nhỏ đẹp và hiện đại. Từ đó bạn có thể ứng dụng các ý tưởng hay nhất để trang trí cho không gian sống của mình.
Tổng hợp các mẫu thiết kế giếng trời đẹp, hợp phong thủy cho không gian nhà ống
Lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà phố diện tích nhỏ
Dù là giải pháp lấy sáng và thông gió hiệu quả cho nhà phố nhưng giếng trời cũng mang đến cho gia chủ không ít phiền toái. Vì vậy ngay từ trong khâu thiết kế, bạn cần lường trước một số vấn đề, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời.
Cách âm giếng trời
Hầu hết giếng trời đều được thiết kế dạng ống để lấy ánh sáng và tạo sự thông thoáng tối đa cho toàn bộ không gian của ngôi nhà. Tuy nhiên, nhược điểm của điều này là làm khuếch đại âm thanh, ảnh hưởng đến sự riêng tư trong sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình.
Để khắc phục điều này, gia chủ cần tăng độ dày của tường xuyên tầng (ốp đá gạch tự nhiên, gạch trần, gạch thẻ, sơn gai xù xì), sử dụng các vật liệu tiêu âm (mút trứng, mút gai, tấm tiêu âm, gỗ tiêu âm) hoặc thiết kế tiểu cảnh, trồng cây xanh ở đáy giếng trời.
Thấm dột, khó thoát nước
Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều gia chủ quan tâm khi thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ. Điều này là do đỉnh giếng thiết kế không khoa học và hệ thống thoát nước ở đáy giếng chưa tốt. Do đó, gia chủ cần lựa chọn giải pháp thiết kế đỉnh giếng hứng ít mưa nhất, đồng thời xử lý hệ thống thoát nước sàn thật tốt ở phần đáy giếng.
Xử lý tốt hệ thống thoát nước sàn cho giếng trời để không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt
Thừa sáng gây nên tình trạng nóng bức
Trong nhiều trường hợp, lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà quá nhiều, gây nên tình trạng thừa sáng, tạo cảm giác nóng bức, bí bức và khó chịu cho các thành viên trong gia đình.
Để giải quyết tình trạng này, gia chủ cần lựa chọn vị trí và hình dạng giếng trời phù hợp, sao cho lấy được ánh sáng tự nhiên vừa đủ mà không tạo cảm giác nóng bức, đặc biệt trong những tháng hè. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng thêm cây xanh để tạo thêm lớp đệm cản nắng, đồng thời tạo điểm nhấn sinh động và mát mắt cho không gian ngôi nhà.
Trên đây là cách thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ cùng nhưng lưu ý quan trọng mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để thiết kế tổ ấm cho gia đình mình. Quý khách đang tìm giải pháp thiết kế giếng trời cho nhà ở thì liên hệ với 1991 Architects để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Là công ty thiết kế nội thất lớn nhất TPHCM, chúng tôi sẽ đồng hành cùng quý khách để đưa ra các giải pháp thiết kế, thi công phù hợp nhất.
CTY TNHH KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG 1991
- Địa chỉ: Tầng 3, 69/1/3 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TpHCM
- Phone: 0789 91 1991
- Mobile: 0909 246 097
- Email: [email protected]
- Web: www.1991architects.com