Thủ tục nhập trạch là bước không thể thiếu của người Việt khi về nhà mới. Mâm cúng nhập trạch không chỉ thể hiện biết ơn bề trên của gia chủ, mà còn là mong cầu về sự khởi đầu mới bình an, thuận lợi và suôn sẻ cho gia đình. Vậy thủ tục nhập trạch nhà mới cần chuẩn bị những gì? Các bước thực hiện ra sao? Hãy cùng 1991 Architects giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây!
Nội dung
Thủ tục nhập trạch là gì?
Thủ tục nhập trạch hay còn được gọi là lễ về nhà mới, là nghi lễ vô cùng quan trọng theo quan niệm dân gian Việt Nam. Việc làm này nhằm mục đích khai báo với các vị thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà về việc gia chủ và gia đình sẽ chuyển đến ở đây. Mong các vị thần linh, thổ địa chứng giám và phù hộ cho các thành viên trong nhà bình an và tài lộc.
Nghi thức nhập trạch nhà mới vô cùng quan trọng
Ý nghĩa của thủ tục nhập trạch nhà mới
Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Đất có thổ công, sông có hà bá”, tức là mỗi vùng đất, khu vực, địa chỉ đều có thần linh trấn quản. Việc chuyển đi hoặc đến ở đều phải làm lễ trình báo, xin phép, có như vậy cuộc sống của gia chủ mới thuận buồm xuôi gió.
Đồng thời, việc cúng nhập trạch cũng là lời xin phép được chuyển tổ tiên từ nhà cũ đến nhà mới để gia đạo tiếp tục được thờ phụng.
Hướng dẫn cách cúng nhập trạch
Chọn ngày hoàng đạo làm lễ nhập trạch
Chọn ngày tốt là việc cần làm đầu tiên trong thủ tục nhập trạch về nhà mới. Việc chọn ngày, chọn giờ nhập trạch được tính theo giờ hoàng đạo, tuổi của gia chủ, hướng của ngôi nhà hoặc thuyết ngũ hành.
Ngoài ra, nguyên tắc chọn ngày nhập trạch cũng cần TRÁNH những ngày vận xấu sau:
- Ngày Tam Nương: Mùng 5, 14, 23 Âm lịch hàng tháng
- Ngày Nguyệt kỵ: Ngày mùng 3, 7, 13, 18, 22, 27 Âm lịch hàng tháng
- Ngày Dương công kỵ nhật: Ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12 Âm lịch
- Ngày Thọ tử: Ngày mùng 5, 14, 23 Âm lịch hàng tháng
- Các ngày mùng 1 và 15 Âm lịch hàng tháng
- Các ngày trong tháng 3 và tháng 7 Âm lịch
Chuẩn bị mâm lễ vật nhập trạch
Lễ vật trong thủ tục nhập trạch nhà mới không quá cầu kỳ, hoa mỹ. Tuy nhiên để có sự chuẩn bị chu đáo nhất thì gia chủ cần chuẩn bị:
- 1 bình hoa tươi (hoa cúc vàng, hoa ly, hoa hồng,…)
- Rượu gạo
- Hương nhang
- Nến hoặc đèn dầu
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Gà trống luộc
- Xôi (xôi đậu xanh hoặc xôi gấc
- Chè, cháo hoặc
- Thịt heo quay
- Gạo tẻ
- Muối hạt
- 1 bộ tam sên (gồm thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc được sắp xếp đẹp mắt)
- Tiền vàng mã
Các bước thực hiện thủ tục nhập trạch nhà mới
Bước 1: Gia chủ đột một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào.
Bước 2: Bày và sắp xếp đồ cúng ra mâm sao cho đẹp mắt, sau đó chuẩn bị mọi thứ để tiến hành việc cúng vào nhà mới.
Bước 3: Gia chủ bước qua lò than, chân trái bước trước, chân phải bước sau. Trên tay cầm theo bát hương và bài vị gia tiên.
Bước 4: Các thành viên trong nhà lần lượt bước qua lò than, trên tay cầm những đồ vật may mắn như hoa, tiền vàng mã,…
Bước 5: Bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa trong nhà để khai thông không khí, đánh thức ngôi nhà.
Bước 6: Sắp xếp lại bàn thờ thần tài – thổ địa và gia tiên. Sau đó bày mâm lễ cúng nhập trạch giữa nhà, hướng về phía hợp mệnh với gia chủ.
Bước 7: Gia chủ thắp nhang và đọc văn khấn, những thành viên còn lại trong nhà chắp tay thành tâm.
Bước 8: Sau khi đọc xong văn khấn, gia chủ bật bếp và nấu nước pha trà với ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sinh khí và sức sống cho ngôi nhà mới.
Bước 9: Hóa tiền vàng mã, sau đó lấy rượu rưới lên tàn tro.
Bước 10: Đặt 3 hũ muối, gạo, nước – biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ lên bàn thờ ông Công, ông Táo
Bước 11: Kết thúc thủ tục nhập trạch nhà mới, tiến hành mang lễ vật vào trong nhà.
Văn khấn nhập trạch
Ngoài mâm lễ cúng thịnh soạn thì gia chủ cũng cần chuẩn bị bài văn khấn cúng về nhà mới để thể hiện lòng thành của mình với các vị thần linh, tổ tiên. Nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới sẽ gồm 2 phần đọc văn khấn nhập trạch, bao gồm: Văn khấn xin thần linh cho phép gia đình được vào ở nhà mới và Văn khấn tổ tiên để xin rước ông và về thờ phụng trong nhà mới.
Văn khấn thần linh
Văn khấn các yết gia tiên
Lưu ý quan trọng khi làm thủ tục nhập trạch nhà mới
Khi làm lễ nhập trạch nhà mới, gia chủ cần tránh một số điểm sau:
- Không bỏ lỡ giờ hoàng đạo để chuyển vào.
- Không ngủ trưa trong nhà mới.
- Không để phụ nữ mang thai, người cầm tinh con Hổ dọn dẹp nhà mới.
- Trường hợp gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt theo tuổi mà chưa chính thức ở ngay, thì cần ngủ lại qua đêm tại ngôi nhà mới ấy.
- Tuyệt đối không làm đổ vỡ đồ đạc trong quá trình chuyển nhà.
- Không cãi vã, xích mích trong ngày chuyển nhà.
- Không đi tay không hoặc cầm theo những đồ đạc như chổi cũ, bếp cũ vào nhà mới.
- Không đón khách vào ngày nhập trạch kẻo làm kinh động tổ tiên.
Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập trạch nhà mới mà 1991 Architects đã tổng hợp và gửi đến bạn. Hãy đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc khi nhập trạch nhà mới để khởi đầu một cuộc sống suôn sẻ, bình an và may mắn cho cả gia đình. Tham khảo thêm các bài viết khác về phong thủy, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng tại 1991 Architects để có thêm kiến thức tổng quát khi có nhu cầu thiết kế thi công nhà ở.
>>> Xem thêm: Thi công nội thất theo yêu cầu – Giải pháp cho ngôi nhà đẳng cấp