Với cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học, hợp phong thủy sẽ giúp mang lại may mắn, tránh những điều xui xẻo cho gia đình. Nếu gia chủ đang băn khoăn chưa biết nên bố trí nội thất nhà vệ sinh sao cho phù hợp, hãy tham khảo gợi ý 1991 Architects gợi ý dưới đây nhé.

Đặc điểm chung của nhà vệ sinh trong nhà ống

  • Nhà ống hẹp về chiều rộng vì thế gia chủ sẽ cần phải tận dụng những khoảng trống để thiết kế nhà vệ sinh cho phù hợp.
  • Diện tích nhà vệ sinh của nhà ống thường chỉ từ 3m² đến 4m², tùy thuộc vào diện tích sàn và số thành viên sinh sống trong gia đình để quyết định đến số nhà vệ sinh và diện tích bố trí cho phù hợp nhất.

Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống được phân chia thành 3 khu vực

  • Cấu trúc của nhà vệ sinh nhà ống sẽ gồm khu vực bồn cầu, khu vực rửa mặt (lavabo) và khu tắm đứng. Ngoài yếu tố thông thoáng để tránh sự ẩm ướt thì cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải đảm bảo không gian khô và ướt rõ ràng.
  • Với những nhà vệ sinh có diện tích lớn một chút thì có thể lắp đặt thêm bồn tắm để thư giãn.

Gợi ý cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Vị trí nhà vệ sinh

Bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy cần chọn những khu vực khuất gió và kín đáo, nhà ống thì nhà vệ sinh thường bố trí ở cuối nhà. 

Vị trí cuối nhà bố trí nhà vệ sinh không chỉ tiết kiệm không gian mà còn tránh âm khí mà mùi hôi bay ra các khu vực khác trong nhà. Tuy nhiên, cần chú  ý, vị trí cuối nhà nên chọn là góc cuối cùng bên hông hành lang để đảm bảo theo phong thủy, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên của gia đình.

Gợi ý cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Vị trí, hướng và bố trí nội thất nhà vệ sinh theo phong thủy

Hướng nhà vệ sinh

Khi xác định hướng nhà vệ sinh cần chú ý không đặt bồn cầu ngược hướng nhà, không chiếu thẳng hay gần đầu giường, cửa nhà vệ sinh không được đặt đối diện bồn cầu, không đặt cầu theo hướng nam…

Bố trí nội thất

Một nhà vệ sinh thông thường được phân chia 3 khu vực là bồn cầu, chậu rửa mặt và khu vực tắm đứng. Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống khoa học không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn đảm bảo sự tiện dụng và tránh những kiêng kỵ không tốt cho ngôi nhà.

Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Để giúp quý khách hàng hay chủ nhân nhà ống dễ dàng hơn khi bố trí nhà vệ sinh công trình, chúng tôi xin chia sẻ các lưu ý trong cách thiết kế nội thất như sau:

  • Tránh bố trí cửa nhà vệ sinh theo hướng cửa chính: Đây là điều tối kỵ gia chủ cần tránh để đảm bảo công việc thuận lợi, sức khỏe tốt cho cả gia đình.
  • Nhà vệ sinh không được đặt trên phòng khách, phòng ngủ hay nhà bếp: Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi không tốt nên việc đặt gần phòng khách, phòng ngủ hay nhà bếp sẽ mang đến những điều không tốt.
  • Không đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ: Phòng thờ là khu vực linh thiêng cần thanh tịnh và lịch sự. Việc đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ sẽ làm bẩn, ô uế nơi linh thiêng.
  • Tuyệt đối không đặt nhà vệ sinh tại trung tâm căn nhà: Vị trí trung tâm ngôi nhà thuộc hành Thổ, Thủy – Thổ tương khắc cho nên nếu đặt nhà vệ sinh ở đây sẽ khiến cho tâm mạch bị đứt gãy, dễ mang điều xui xẻo đến gia đình.
  • Nhà vệ sinh không đặt theo hướng Nam: Theo phong thủy, việc đặt hướng này sẽ khắc chế địa Hỏa mang xui xẻo đến gia đình, nhất là các gia chủ mệnh Hỏa.
  • Cửa chính là nơi đón nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà, cho nên tránh đặt nhà vệ sinh bên trên cửa chính vì sẽ ngăn chặn dương khí, đón âm khí tràn vào nhà. 
  • Không đặt cửa nhà vệ sinh đối diện cửa các căn phòng khác để tránh ảnh hưởng đến năng lượng của các căn phòng đó. Chỉ nên đặt cửa nhà vệ sinh cạnh hoặc bên dưới các căn phòng như phòng ngủ, phòng khách…
  • Tuyệt đối không đặt cửa 2 nhà vệ sinh đối diện trực tiếp với nhau vì rất dễ khiến các thành viên trong gia đình bị bệnh, hao mòn về sức khỏe hay thất thoát tiền bạc, tài chính.
  • Nhà vệ sinh không được cải tạo thành phòng ngủ
  • Khi cần cải tạo nhà cũ, tuyệt đối không được thay đổi kết cấu, đổi nhà vệ sinh thành phòng ngủ bởi vị trí đó đã chứa nhiều điều không tốt, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình.

>> Tham khảo: Thiết kế thi công nội thất nhà ống 2 tầng

Cách bày trí nhà vệ sinh diện tích nhỏ cho nhà ống

Đặc điểm chung nhà vệ sinh của nhà ống chính là diện tích nhỏ, cho nên, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cần phải chú ý làm sao mang đến sự rộng rãi và thoải mái nhất cho người sử dụng. Cụ thể, gia chủ có thể tham khảo các cách sau để ứng dụng bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy:

  • Chọn gạch ốp: Đối với những không gian nhỏ thì nên chọn gạch lót sàn màu sáng để tạo cảm giác sạch sẽ và thoáng rộng hơn. Hạn chế chọn gạch ốp lát hoa văn họa tiết quá nhiều, rườm rà…
  • Dùng giấy dán tường: Sử dụng giấy dán tường là một phương án khá tốt đối với những không gian bé nhỏ. Nó sẽ giúp căn phòng trông rộng hơn và khá ấn tượng khi sử dụng nhà tắm, đã mắt nhìn.
  • Nên dùng gương lớn: Trong nhà tắm sẽ luôn có gương đúng không nào? Dùng gương lớn cho nhà vệ sinh trong nhà ống sẽ giúp dịch mở rộng không gian rất nhiều. Thậm chí, gương soi lớn còn tạo hiệu ứng giúp căn phòng trở nên sáng sủa hơn, nhiều ánh sáng chắc chắn sẽ đem đến sự thoáng đãng và rộng rãi.

Lưu ý trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Bố trí gương lớn trong nhà vệ sinh nhà ống là giải pháp để tối ưu diện tích hiệu quả

  • Tận dụng không gian góc để đặt bồn rửa hoặc khu vực tắm đứng: Đây là giải pháp tận dụng và tiết kiệm không gian hợp lý, vừa khiến việc lưu thông nhà tắm dễ dàng và thuận tiện cho người dùng trong quá trình sử dụng.
  • Tiết kiệm thực diện tích mặt sàn: Sử dụng càng ít nội thất, đồ dùng đặt dưới sàn càng tốt để tạo sự rộng rãi. Sử dụng các thiết bị nhà tắm gắn tường, kích thước vừa đủ để tiết kiệm và tối ưu diện tích không gian hiệu quả.

Trên đây là một số cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống được 1991 Architects chia sẻ cho quý bạn đọc tham khảo. Đừng quên liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn bố trí nhà vệ sinh hợp phong thủy, đảm bảo sức khỏe, tài lộc và công việc thuận lợi cho gia đình nhé.

>>> Xem thêm: Mẫu thiết kế nội thất nhà ống mặt tiền 4m