Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn bao nhiêu m2 mới hợp lý là câu hỏi của rất nhiều gia chủ khi bắt tay vào thiết kế, thi công tổ ấm cho gia đình. Việc này còn phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng và diện tích căn nhà bạn đang sở hữu. Hãy cùng 1991 Architects tính toán kích thước nhà bếp tiêu chuẩn, hợp phong thủy trong bài viết dưới đây. 

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn bao nhiêu m2 là hợp lý?

Để có thể giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi này, gia chủ cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng và diện tích tổng thể của căn bếp. Nếu chỉ thiết kế đơn giản bao gồm: tủ bếp, bếp nấu, chậu rửa và không có phòng ăn tích hợp thì diện tích phòng bếp sử dụng phổ biến là: 12m2, 17m2, 22m2, 27m2. 

Nếu bố trí thêm phòng ăn và tích hợp thêm bàn đảo bếp hoặc quầy bar mini thì cần nới rộng ra thêm khoảng 1,2m để đảm bảo lối di chuyển trong không gian phòng bếp được thoải mái. 

Xác định diện tích phòng bếp tiêu chuẩn

Xác định diện tích phòng bếp để bố trí nội thất phù hợp

Cách tính diện tích phòng bếp tiêu chuẩn và hợp phong thủy

Căn cứ vào quy trình hoạt động

Gia chủ cần dựa theo quy trình hoạt động trong nhà bếp để tính toán diện tích khu vực này sao cho phù hợp nhất. Thông thường, quy trình hoạt động trong bếp sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Sơ chế thực phẩm
  • Bước 2: Chế biến món ăn
  • Bước 3: Nấu ăn
  • Bước 4: Dọn ra bàn
  • Bước 5: Rửa chén

>>> Tham khảo: Kinh nghiệm thiết kế thi công nội thất nhà diện tích nhỏ

Dựa theo tam giác hoạt động (tủ lạnh – bếp nấu – chậu rửa)

Tổng chiều dài của ba cạnh tam giác hoạt động (tủ bếp, bếp nấu và chậu rửa) thường từ 5,5m cho đến 6m. Đối với các dạng tủ bếp hình chữ U, hình chữ L, hình chữ I, dạng song song và có đảo bếp, khoảng cách tối đa giữa bồn rửa và bếp lò tối đa là 1,8m. 

Các cách tính diện tích phòng bếp tiêu chuẩn

Các cách tính diện tích phòng bếp

Khoảng cách đặt thiết bị

Thông thường, việc tính toán khoảng cách các thiết bị nhà bếp sẽ được tính toán theo các quy tắc sau:

  • Quy tắc A – khoảng cách giữa bếp lò và bồn rửa chén: Khoảng cách này phải rộng tối thiểu 0,6m để nước từ bồn rửa chén không bị văng vào bếp. Ngoài ra với khoảng cách này, bạn có thể thiết kế thêm khu vực đựng các trang thiết bị cho nhà bếp như xoong, nồi, chảo, bát đũa,… 
  • Quy tắc B – Khoảng cách từ tủ lạnh đến bồn rửa chén: Không có quy định cụ thể về cách tính khoảng cách này, tuy nhiên vẫn cần đáp ứng một số quy tắc. Chẳng hạn chỗ đặt tủ lạnh cần được chừa một khoảng rộng từ 0,65m (đối với tủ 1 cánh) đến 1m (đối với tủ 2 cánh). Bên cạnh đó, nên đặt bồn rửa ở vị trí cửa sổ lấy sáng để đảm bảo việc thoát hơi ẩm. Đồng thời tránh đặt bếp lò ở vị trí cửa sổ vì gió lùa sẽ làm tắt lửa hoặc lùa khói và mùi thức ăn vào nhà.
  • Quy tắc C – Khoảng cách từ lối đi từ tường đến cạnh bàn bếp: Khoảng cách này từ 0,9m – 1,2m để đảm bảo lối di chuyển trong không gian phòng bếp được thoải mái. 

Lưu ý trong thiết kế diện tích nhà bếp

Ngoài việc biết cách tính diện tích phòng bếp tiêu chuẩn, đồng thời bố trí được không gian bếp hiện đại, tiện nghi và hợp phong thủy thì bạn cần tuân theo một số quy tắc như sau:

  • Thiết kế phòng bếp với diện tích vừa phải, phù hợp với không gian tổng thể của ngôi nhà.
  • Chú ý việc lựa chọn vật liệu thi công, bởi bếp là không gian được sử dụng nhiều nhất trong ngày. Nếu sử dụng vật liệu kém chất lượng, tính thẩm mỹ và tuổi thọ của công trình có thể bị ảnh hưởng. 
  • Lựa chọn màu sơn phù hợp với phong cách ngôi nhà, đồng thời bổ trợ tốt cho bản mệnh của gia chủ.
  • Thiết kế hết thống hút mùi và lưu thông không khí khoa học để hạn chế mùi thức ăn tích tụ gây ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của gia đình. 

>>> Xem thêm: Diện tích phòng ngủ tiêu chuẩn bao nhiêu m2 là phù hợp?

Các mẫu phòng bếp đẹp, được ưa chuộng nhất

Phòng bếp hình chữ U

Với quy tắc này, bếp, chậu rửa và tủ lạnh được liên kết theo dạng chữ U, giúp không gian bếp có nhiều diện tích để lưu trữ thức ăn. Tuy nhiên, thiết kế này không phù hợp với những phòng bếp có diện tích hạn chế. 

Mẫu phòng bếp chữ U đẹp

Mẫu phòng bếp chữ U ấn tượng

Mẫu phòng bếp chữ hiện đại

Phòng bếp hình chữ U

Phòng bếp hình chữ L

Các không gian chức năng như bếp, tủ bếp, bồn rửa, tủ lạnh sẽ được bố trí và sắp xếp theo hình chữ L. Thiết kế này phù hợp cho những không gian bếp có góc chết, đồng thời giúp gia chủ tiết kiệm không gian một cách khoa học và tinh tế.

Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể sáng tạo thêm đảo bếp ở trung tâm chữ L để tạo thêm điểm nhấn độc đáo cho không gian phòng bếp. 

>>> Xem thêm: Mẫu nội thất phòng khách liền phòng ăn đẹp

Mẫu phòng bếp chữ L đẹp

Mẫu phòng bếp chữ L ấn tượng

Mẫu phòng bếp chữ L hiện đại

Phòng bếp hình chữ L

Phòng bếp hình chữ I

Phòng bếp hình chữ I đặc biệt phù hợp với những căn bếp có diện tích hạn chế. Gia chủ có thể thiết kế dạng chữ I chạy dài hoặc chữ I chạy song song, miễn sao phù hợp với diện tích phòng bếp mình đang có. Cách bố trí này giúp phân chia chức năng đều về hai phía và tạo tính liền mạch cho tổng thể không gian. 

Mẫu phòng bếp chữ I đẹp

Mẫu phòng bếp chữ I ấn tượng

Mẫu phòng bếp chữ I hiện đại

Phòng bếp hình chữ I

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn trong việc tính toán diện tích phòng bếp tiêu chuẩn. Không gian bếp có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ chế biến các món ăn, qua đó giảm tải áp lực công việc cho các bà nội trợ. Chính vì vậy, gia chủ không nên xem thường không gian này hoặc thiết kế quá qua loa, tùy tiện. 

Quý khách có nhu cầu thiết kế, thi công nội thất nhà ở, hãy liên hệ ngay với 1991 Architects theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể. 

CTY TNHH KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG 1991

  • Địa chỉ: Tầng 3, 69/1/3 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TpHCM
  • Phone: 0789 91 1991
  • Mobile: 0909 246 097
  • Email: [email protected]
  • Web: www.1991architects.com