Bạn đang có dự định thiết kế, thi công nội thất nhà phố, chung cư, văn phòng nhưng không biết hợp đồng gồm những điều khoản nào? Vậy thì những thông tin chi tiết về mẫu hợp đồng thi công nội thất mà 1991 Architects cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đấy! Cùng tham khảo ngay nhé!

3 Mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn nhất 2022

Hợp đồng thi công chính là văn bản thỏa thuận, cam kết về điều kiện và yêu cầu giữa đơn vị thi công nội thất và chủ đầu tư. Văn bản này thể hiện quyền lợi, yêu cầu và nghĩa vụ của hai bên, đồng thời cũng là bằng chứng để xử lý các sai lầm, tranh chấp và các thắc mắc về sau. 

Dưới đây là 3 mẫu hợp đồng chi tiết và chuẩn xác nhất 2022 mà bạn có thể tham khảo.

Mẫu hợp đồng 1

>>> Bấm để tải về

Mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn nhất 2022

Mẫu hợp đồng 1

Mẫu 2

>>> Bấm để tải về

Mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn

Mẫu hợp đồng 2

Mẫu 3

>>> Bấm để tải về

Tổng hợp mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn nhất 2022

Mẫu hợp đồng 3

Hợp đồng thi công nội thất gồm những nội dung gì?

Hợp đồng được xem là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền lợi và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình công. Vì vậy, nội dung trong hợp đồng phải đảm bảo chính xác thông tin các bên. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà một bản hợp đồng thi công nội thất chuẩn xác cần có:

  • Thông tin của chủ đầu tư và đơn vị đảm nhận thi công (tên, địa chỉ, số điện thoại, CCCD/CMND,…) 
  • Thông tin nguyên vật liệu sẽ sử dụng trong công trình (chất liệu, màu sắc,…)
  • Báo giá chi tiết của từng hạng mục để tránh phát sinh các chi phí về sau. 
  • Thông tin các khoản mục đơn vị thi công cần mua hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp.
  • Các giai đoạn thi công và hình thức thanh toán hợp đồng. 
  • Thời gian bắt đầu thi công, tiến độ và thời gian hoàn tất dự án. Nếu quá thời gian cam kết thì đơn vị thi công phải đền bù như thế nào?  
  • Các loại giấy tờ và thủ tục cần cấp phép cho quá trình thi công. 
  • Cách giải quyết chi tiết nếu phát sinh tranh chấp về sau. 
  • Những khoản bồi thường hoặc chi phí phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện.
  • Phụ lục đi kèm, chữ ký và mộc đóng dấu của hai bên.

Trên đây là những thông tin cơ bản cần có trong một bản hợp đồng thi công. Tùy theo thỏa thuận của mỗi đơn vị thi công với khách hàng mà một số hạng mục có thể thêm hoặc bớt sao cho phù hợp. 

>>> Tham khảo: Hồ sơ thiết kế thi công nội thất hoàn chỉnh gồm những gì?

Một số lưu ý khi làm hợp đồng thi công 

Ngoài các thông tin được đề cập trong hợp đồng, bạn còn cần chú ý một số điều sau: 

Lưu ý rõ về các thông số sản phẩm

Khi ký kết hợp đồng thi công nội thất, bạn cũng cần chú ý đề các thông số, mã vật liệu, thương hiệu nội thất sử dụng cho công trình của mình. Ngoài ra, bạn cần yêu cầu đơn vị thi công ghi rõ kích thước sản phẩm, đơn giá, hình ảnh cùng những yêu cầu đặc biệt (nếu có) để tăng tính xác thực cho hợp đồng trong suốt quá trình bàn giao. 

Chú ý đến hình thức thanh toán

Thông thường, hình thức thanh toán việc thi công nội thất sẽ được chia làm 3 đợt:

  • Đợt 1: Tạm ứng từ 30 – 40% trên tổng giá trị hợp đồng để đảm bảo đôi bên đều đồng ý thi công theo hợp đồng.
  • Đợt 2: Đơn vị thi công nội thất tiến hành đưa sản phẩm vào công trình. Lúc này, bạn sẽ thỏa thuận phần trăm ứng thêm cho họ.
  • Đợt 3: Sau khi nghiệm thu và xem xét sản phẩm, bạn tiến hành thanh toán phần còn lại để tránh tính trạng nhà thầu bỏ thi công hoặc nhận sản phẩm kém chất lượng.

Lưu ý khi làm hợp đồng thi công nội thất

Quá trình thanh toán hợp đồng thường được chia thành nhiều đợt

Thông tin về chế độ bảo hành trong hợp đồng thi công nội thất

Khi bàn giao công trình với đơn vị thi công, bạn cần hỏi rõ về thời gian bảo hành và bảo trì sản phẩm. Hãy lưu lại cụ thể những chi tiết này, đồng thời đề cập các điều khoản về việc hoàn trả nếu sản phẩm nội thất không đạt chất lượng như đã bàn giao. 

Các lưu ý khác

Sau khi ký kết, đơn vị thi công và gia chủ mỗi bên giữ một bản hợp đồng thi công nội thất. Nếu có thay đổi hoặc bổ sung bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng, cả hai bên sẽ cùng thương lượng và đặt bút sửa. Các bên tuyệt đối không tự ý chỉnh sửa hoặc thêm bớt thông tin vào hợp đồng. 

Ngoài ra, người soạn hợp đồng phải là người hiểu và nắm rõ các hạng mục công việc và quy định về luật xây dựng. Từ đó mới chắc chắn hợp đồng thi công đúng quy chuẩn, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các bên. 

Trên đây là tổng hợp các mẫu hợp đồng thi công nội thất chuẩn xác nhất. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm và ký kết hợp đồng. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế thi công nội thất, vui lòng liên hệ với 1991 Architects theo thông tin dưới đây để nhận tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về kiến thức phong thủy trong thiết kế nội thất nhà ở

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG 1991 ARCHITECTS